Châm Ngôn

Chúng ta phải làm gì để nhận được nhiều nhất từ sách Châm ngôn?

Sa-lô-môn thường sử dụng nhóm từ con ta (Châm ngôn 1:8,10,15 2:1 3:1,11,21 4:10,20 5:1,20 6:1,3,20 7:1 19:27 23:15,19,26 24:13,21 27:11) gợi ý rằng sách Châm ngôn chứa đựng những lẽ thật mà những cha mẹ tin kính đầy lòng yêu thương sẽ truyền cho con cái mình (I Sử ký 29:1). Là con cái Đức Chúa Trời, chúng ta cần lời khuyên yêu thương của Ngài, và Ngài ban điều đó cho chúng ta trong sách này. Vì vậy, yếu tố cần thiết đầu tiên cho sự nghiên cứu Châm ngôn có hiệu quả là đức tin trong Chúa Giê-xu Christ để bạn có thể thật lòng có Đức Chúa Trời là Cha. Bạn không thể tạo một đời sống cho đến khi bạn trước hết có sự sống, và sự sống này đến bởi đức tin trong Chúa Giê-xu Christ (Giăng 3:16,36).

Điều áp dụng cho việc nghiên cứu sách Châm ngôn cũng áp dụng cho việc nghiên cứu bất cứ sách nào trong Kinh Thánh. Nếu chúng ta không được chuẩn bị về phương diện thuộc linh, chuyên tâm, kỷ luật trong sự nghiên cứu, và vâng theo điều Đức Chúa Trời bảo chúng ta, chúng ta thật sự sẽ không hiểu bao nhiêu về Lời Đức Chúa Trời.

Một ý chí vâng phục là điều cần thiết (Giăng 7:17). F.W.Robertson đã nói rằng: Sự vâng lời là cơ quan của tri thức thuộc linh. Đức Thánh Linh dạy những người nghiêm túc, không phải những kẻ tò mò. Ít nhất, 12 lần trong sách Châm ngôn, bạn tìm thấy những mệnh lệnh hãy nghe hoặc lắng nghe (Châm ngôn 1:8 4:1,10 5:7 7:24 8:6,32,33 19:20 22:17 23:19,22). Nhiều câu khác giải thích những phước hạnh đến với những ai vâng lời (nghe và chú ý) Lời Đức Chúa Trời (1:5,33 8:34 12:15 15:31-32).Thật ra, Sa-lô-môn cảnh cáo chúng ta đừng lắng nghe sự dạy dỗ nào dẫn chúng ta lạc lối (19:27) (Thi thiên 1:1). Điều này không có nghĩa rằng các sinh viên Cơ-đốc không thể nghiên cứu các tác phẩm cổ điển và các sách được viết bởi người không tin, nhưng họ phải cẩn thận đọc các sách đó trong ánh sáng của Kinh Thánh. Lời khuyên của Robert Murray M’Cheyne tin kính thật hữu ích. Ông viết cho một người bạn ở đại học rằng: Hãy coi chừng không khí của các tác phẩm cổ điển. Thật, chúng ta phải biết chúng nhưng chỉ như những nhà hóa học xử lý chất độc để khám phá những tính chất của chúng, chứ không phải để làm nhiễm độc máu mình bởi những chất độc đó

Khi bạn nghiên cứu, hãy nhớ rằng những Châm ngôn Hê-bơ-rơ là những nhận định được khái quát hóa về điều thường đúng trong đời sống, và chúng không được xem như những lời hứa. Một người bạn yêu mến luôn luôn (Châm ngôn 17:17), nhưng đôi khi thậm chí những người bạn thân nhất cũng có thể có những bất đồng. Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận(Châm ngôn 15:1) trong hầu hết những ví dụ, nhưng sự hiền lành như chiên của Chúa chúng ta đã không giải cứu Ngài khỏi sự nhục nhã và thương khó. Sự đảm bảo về đời sống cho những người vâng lời thường được nêu ra (Châm ngôn 3:2,22 4:10,22 8:35 9:11 10:27 12:28 13:14 14:27 19:23 21:21 22:4) và nói chung, điều này đúng. Những Cơ-đốc nhân vâng lời sẽ chăm sóc thân thể với tâm trí họ và tránh những thực tế với những việc làm gây phá hoại, nhưng một số thánh đồ tin kính đã chết rất trẻ trong khi có những người bất kính lại trường thọ! David Brainerd, nhà truyền giáo cho người da đỏ Bắc Mỹ, đã chết ở tuổi 30. Robert Murray M’Cheyne đã chết chưa đầy hai tháng sau sinh nhật thứ 30 của mình. Henry Martyn, nhà truyền giáo cho Ấn độ và Ba-tư, đã chết lúc 32 tuổi. William Whiting Barden, người phó số mạng mình cho công việc của Đức Chúa Trời chỉ mới 25 tuổi đã chết ở Ai Cập trên đường đến Trung Quốc.

Người công bình được cứu khỏi hoạn nạn, rồi kẻ hung ác đến thế vào (Châm ngôn 11:8) chắc chắn đã xảy ra cho Mạc-đô-chê (Ê-xơ-tê 7:1-10), Đa-ri-út (Dân số ký 6:1-28), nhưng hàng triệu Cơ-đốc nhân tuận đạo chứng tỏ vấn đề rằng nhận định này không phải là tuyệt đối trong đời này. Thật ra, trong Thi thiên 73:1-28 A-sáp kết luận rằng kẻ ác được hưng thạnh đời này, nhưng người tin kính có phần thưởng của mình trong cõi vĩnh hằng. Sách Châm ngôn chẳng nói gì về đời sau, sách tập trung vào đời sống thực tại và đưa ra nguyên tắc chỉ đạo để thực hiện những quyết định khôn ngoan giúp tạo ra một đời sống thỏa lòng.

Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta tiếp nhận sự khôn ngoan của Ngài và hãy khéo léo, hầu cho chúng ta có thể tạo một đời sống sẽ làm vinh hiển Ngài. Điều quan trọng không phải là chúng ta sống bao lâu nhưng là chúng ta sống thế nào, không phải chiều dài nhưng là chiều sâu của đời sống. Kẻ dại dột lội ở chỗ nông, nhưng người khôn ngoan lao xuống nơi sâu và để Đức Chúa Trời ban cho họ điều tốt nhất của Ngài.

- Warren W. Wiersbe -

Từ khóa: Châm Ngôn Vâng lời

Lời Chúa mỗi ngày!

Đăng ký nhận bài